24-12-2015|4655
a) Các lệnh lập trình cơ bản
- Lệnh di chuyển dao: G00, G01, G02, G03
- Lệnh về tọa độ và đơn vị kích thước: G90, G91, G20, G21
- Lệnh về hệ tọa độ: G17, G18, G19, G54 – G59, G92
- Lệnh về điểm tham chiếu: G28, G29, G30
- Lệnh về tốc độ chạy dao: F…, G94, G95, G96
- Lệnh về tốc độ trục chính: S…, G97, M03, M04, M05
- Lệnh chọn và thay dao: T…, M06
- Lệnh về các chức năng phụ: M00, M01, M02, M07, M08, M09, M30
b) Các lệnh lập trình bù trừ và dịch chỉnh dao
Các hệ điều khiển máy CNC yêu cầu lập trình gia công theo tọa độ tâm dao (tool center coordinate) thay cho điểm biên trên chu vi dao cắt. Do đó không thể sử dụng trực tiếp tọa độ chi tiết vì tâm dao phải có vị trí cách đường biên cắt một khoảng bằng bán kính dao.
Phép dịch chỉnh vị trí tâm dao được gọi là bù trừ bán kính dao (radius compensation)
Các lệnh lập trình bù trừ và dịch chỉnh dao cho phép biến đổi đơn giản dữ liệu lập trình theo biên dạng chi tiết gia công thành dữ liệu đường tâm dao. Trong giáo trình này, ta sử dụng thuật ngữ hiệu chỉnh dao, bao gồm:
- Hiệu chỉnh bán kính dao: G40, G41, G42
- Hiệu chỉnh chiều dài dao: G43, G44, G49
c) Các lệnh về chu trình gia công
Lệnh chu trình gia công cho phép thực hiện chuỗi các chức năng gia công lặp lại bằng một khối lệnh. Lệnh chu trình hạn chế được việc xác định tọa độ, giảm đáng kể lỗi lập trình, tiết kiệm khoảng 50% thời gian lập trình.
Có thể phân loại chu trình gia công thành ba nhóm:
- Chu trình cơ bản (standard cycles): G80, G81, G82, G83, G84, G85, G86, G87,
G88, G89;
- Chu trình đặc biệt (special cycles): G71, G72, G73, G75, G76 …;
- Chu trình ứng dụng (user-defined cycles);
Nhóm thứ nhất và nhóm thứ hai được nhà sản xuất hệ điều khiển cài đặt trực tiếp trên hệ thống, nhóm thứ ba gồm các chương trình macro biên soạn bởi người sử dụng và được lưu giữ trên bộ nhớ hệ điều khiển. Thông thường không có sự khác biệt về chu trinh phay cơ bản giữa các hệ điều khiển, nhưng các chu trình gia công đặc biệt có thể rất khác nhau.
d) Các lệnh về lập trình phép lặp
Để tăng hiệu suất lập trình cũng như giảm thiểu kích thước chương trình cho các trường hợp gia công phức tạp về hình dáng hay có tính lặp về quy trình, ví dụ như khoan một tập hợp lỗ có cùng đường kính và cách đều nhau … các hệ điều khiển máy CNC hiện đại đều được trang bị các chức năng lập trình vòng lặp (loops), chương trình con (subprogram) và macro.
Có thể coi vòng lặp như chuỗi lệnh được lặp lại nhiều lần. Chức năng tạo vòng lặp cho phép rẽ nhánh trở về khối lệnh trước trong chương trình và thực hiện các khối lệnh trong vòng lặp theo số lần chỉ định.
Chương trình con là một phần của chương trình chính và có thể được gọi theo yêu cầu bởi chương trình gia công có liên quan tới chương trình con này.
Macro là một dạng chương trình con dạng tham biến có khả năng thực hiện các phép tính số học, logic, rẽ nhánh cũng như các chức năng lặp lại, nó có thể lưu trữ trên bộ điều khiển và có thể gọi từ chương trình gia công bất kỳ.
Cấu trúc chương trình con hoặc macro cũng như cấu trúc một chương trình chinh NC. Có thể chèn chương trình con hoặc macro vào chương trình chính NC bằng lệnh hoặc quy định riêng của phần mềm điều khiển.
e) Các chức năng lập trình nâng cao
Các chức năng này trợ giúp như phép lấy tỉ lệ, phép xoay, phép lấy đối xứng … làm đơn giản công việc lập trình, giảm thời gian lập trình.
Hotline
024 35 666 727
Hotline
0963 060 905 - 0934 682 818
11-06-2015|136299
Chắc hẳn các bạn đã làm quen với lập trình máy CNC thì sẽ thấy những điều này thật quen thuộc nhưng với những bạn mới bước vào CNC, chắc chắn điều...